NIỀNG RĂNG KHỚP CẮN SÂU CÓ MANG LẠI HIỆU QUẢ KHÔNG?

Khớp cắn sâu không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tác động nghiêm trọng đến khả năng ăn nhai. Vậy khớp cắn sâu là tình trạng thế nào, niềng răng khớp cắn sâu có hiệu quả hay không, hãy cùng nha khoa Đại Nam Sài Gòn tìm hiểu trong bài viết sau.

Khớp cắn sâu là gì? Dấu hiệu nhận biết

Để trả lời cho câu hỏi niềng răng khớp cắn sâu có hiệu quả không, trước tiên bạn cần biết được thế nào là khớp cắn sâu và các dấu hiệu nhận biết của tình trạng này. 

Tìm hiểu về khớp cắn sâu

Khớp cắn sâu là trường hợp điển hình của tình trạng hai hàm bị mất cân đối. Điều này dẫn đến ngũ quan không hài hòa, gây mất thẩm mỹ cho gương mặt. Khớp cắn sâu cũng là nguyên nhân gây nên nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng.

Khớp cắn sâu là tình trạng răng lệch lạc, mất cân đối Khớp cắn sâu là tình trạng răng lệch lạc, mất cân đối

Thông thường, răng hàm dưới bị che phủ ¼ khi đóng hàm với độ cắn sâu từ 1 – 3mm được xem là tỉ lệ chuẩn. Nếu lệch quá mức này sẽ tạo ra sự sai lệch ở cung hàm hay còn gọi là khớp cắn sâu.

Có hai dạng khớp cắn sâu là khớp cắn sâu do răng và khớp cắn sâu do xương hàm. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết tình trạng khớp cắn sâu:

  • Khớp cắn sâu do răng: Đây là tình trạng người có răng khấp khểnh, bất cân xứng. Răng hàm dưới mọc lệch lạc, có xu hướng móm vào trong.
  • Khớp cắn sâu do xương hàm: Tình trạng xương hàm trên bị quá to và dài còn xương hàm dưới quá nhỏ và ngắn. Do đó khiến cho các răng mọc lên không đúng vị trí, dẫn đến tình trạng khớp cắn sâu.

Dấu hiệu nhận biết khớp cắn sâu

Biểu hiện của tình trạng khớp cắn sâu Biểu hiện của tình trạng khớp cắn sâu

Theo các bác sĩ nha khoa Đại Nam Sài Gòn, có thể nhận biết khớp cắn sâu thông qua một số dấu hiệu như sau:

  • Khi cắn chặt, răng hàm dưới không tiếp xúc với phần răng hàm trên. Với mức độ nặng hơn, răng hàm dưới có thể không chạm được vào răng hàm trên mà chạm vào phần nướu của hàm trên. 
  • Quan sát bằng mắt thường sẽ thấy hai hàm không đạt tỉ lệ chuẩn. Hàm răng phía trên thường che khuất hoàn toàn hàm dưới.
  • Nhìn vào góc nghiêng, đường nối từ trán, mũi, cằm của người khớp cắn sâu bị gãy khúc. Mức độ gãy tùy vào độ cắn sâu ở từng người.
  • Người khớp cắn sâu sẽ có khuôn mặt mất cân đối, cằm nhỏ. Bên cạnh đó, hai bên góc hàm bị bành ra, khiến gương mặt dường như già hơn trước tuổi.

Nguyên nhân dẫn đến khớp cắn sâu

Khớp cắn sâu gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến ăn nhai Khớp cắn sâu gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến ăn nhai

Tình trạng khớp cắn sâu chủ yếu do sự phát triển sai lệch của răng hay kích thước xương hàm không tương đối. Những nguyên nhân chính gây ra tình trạng khớp cắn sâu có thể kể đến như:

Do di truyền: Theo nhiều nghiên cứu, có tới 70% người bị khớp cắn sâu là do di truyền. Nếu trong gia đình có ông bà, cha mẹ có khuyết điểm này thì khả năng cao con cái cũng sẽ gặp phải tình trạng tương tự.

Do thói quen xấu: Các thói quen xấu hàng ngày như cắn móng tay, nghiến răng, đẩy lưỡi vào mặt sau của răng cửa,… đều ảnh hưởng đến cấu trúc hàm. Về lâu dài gây ra các dạng sai lệch khớp cắn, đặc biệt là khớp cắn sâu.

Do ảnh hưởng từ quá trình niềng răng kém chất lượng: Nếu nha khoa thiếu kinh nghiệm, bác sĩ tay nghề kém dẫn đến việc điều chỉnh răng quá nhanh hay quá mạnh. Do đó khiến răng dịch chuyển sai vị trí, không đúng như ý muốn trên cung hàm.

Tác hại của tình trạng khớp cắn sâu

Theo các chuyên gia, khớp cắn sâu không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng mà còn làm mất đi tính thẩm mỹ.

Khớp cắn sâu ảnh hưởng đến khả năng phát âm Khớp cắn sâu ảnh hưởng đến khả năng phát âm

Những ảnh hưởng của khớp cắn sâu có thể kể đến như:

Mất thẩm mỹ: Khớp cắn sâu khiến khuôn mặt mất cân đối, hài hòa. Nụ cười cũng trở nên kém tự nhiên, đồng thời tạo tâm lý tự ti trong giao tiếp.

Giảm chức năng ăn nhai: Vì hai hàm không chạm được vào nhau nên việc cắn thức ăn trở nên khó khăn, quá trình nhai nghiền cũng không được đảm bảo. Từ đó dễ gây nên các bệnh về đường tiêu hóa.

Gây tổn thương nướu: Phần răng dưới chạm vào nướu của hàm trên lâu ngày gây tổn thương nướu nghiêm trọng. Nướu dễ bị chảy máu, sưng đỏ do bị tác động. Tệ hơn là dẫn đến các bệnh như viêm nha chu, tụt nướu.

Ảnh hưởng đến giọng nói: Khớp cắn sâu gây phát âm khó khăn, không tròn vành rõ tiếng. Từ đó khiến bạn gặp nhiều trở ngại trong khi nói chuyện, giao tiếp hàng ngày.

Ảnh hưởng khớp thái dương: Nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến rối loạn chức năng ở khớp thái dương hàm làm đau nhức, bị cứng khớp.

Phương pháp niềng răng điều trị khớp cắn sâu

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha được đánh giá cao nhờ vào khả năng khắc phục hiệu quả tình trạng răng bị lệch lạc. Phương pháp niềng răng là giải pháp hiệu quả cho nhiều trường hợp bị khớp cắn sâu.

Niềng răng là giải pháp giúp khắc phục tình trạng khớp cắn sâu Niềng răng là giải pháp giúp khắc phục tình trạng khớp cắn sâu

Hiện nay có nhiều kỹ thuật niềng răng khớp cắn sâu, phổ biến nhất là: niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ và niềng răng trong suốt Invisalign.

Niềng răng mắc cài kim loại

Đây là hình thức niềng răng cơ bản và được nhiều khách hàng lựa chọn. Giúp khắc phục nhiều nhược điểm răng miệng như răng hô, móm, lệch lạc,… đặc biệt là hiệu quả đối với các ca khớp cắn sâu khó, phức tạp.

Phương pháp này sử dụng hệ thống dây cung và mắc cài cùng các khí cụ niềng răng để tác động lên răng. Niềng răng mắc cài kim loại có chi phí rẻ hơn so với các phương pháp còn lại. 

Phương pháp này có độ bền cao, khung kim loại chắc chắn, không lo bị đứt vỡ khi sử dụng. Tuy nhiên, mắc cài kim loại lại có nhược điểm về tính thẩm mỹ cũng như gây khó khăn trong quá trình ăn uống và vệ sinh.

Niềng răng mắc cài sứ

Tương tự như niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ cũng giúp cải thiện hiệu quả tình trạng khớp cắn sâu. Phương pháp này khắc phục được nhược điểm về tính thẩm mỹ của mắc cài kim loại, vì mắc cài và dây cung được làm từ sứ.

Niềng răng mắc cài sứ có tính thẩm mỹ cao hơn mắc cài kim loại Niềng răng mắc cài sứ có tính thẩm mỹ cao hơn mắc cài kim loại

Với màu sắc trùng với màu răng thật, đây là giải pháp được đánh giá cao giúp khách hàng có thể tự tin giao tiếp. Tuy nhiên, chất liệu bằng sứ dễ vỡ nếu bị va đập mạnh. Bên cạnh đó, mắc cài sứ có thể bị nhiễm màu nếu không có chế độ chăm sóc kỹ lưỡng.

Niềng răng trong suốt Invisalign

Niềng răng Invisalign là loại niềng răng tân tiến nhất hiện nay. Giúp cải thiện hiệu quả cho những trường hợp khớp cắn sâu mức độ nhẹ, hay răng bị lệch lạc nhưng không quá nhiều.

Được chế tạo từ vật liệu nhựa sinh học trong suốt. Bên cạnh đó, khay niềng được thiết kế phù hợp với từng tình trạng của khách hàng, ôm sát vào cung hàm và tác động để răng di chuyển về đúng vị trí. 

Niềng răng Invisalign là giải pháp tối ưu Niềng răng Invisalign là giải pháp tối ưu

Đặc biệt, khay niềng trong suốt còn có thể tháo khi ăn uống và vệ sinh. Nhờ đó, tạo sự thoải mái và thuận tiện trong quá trình sử dụng.

Invisalign có nhiều gói niềng tùy theo mức độ lệch lạc của răng, thường sẽ dao động từ 80 – 120 triệu. Nhưng với tính thẩm mỹ và những ưu điểm vượt trội, đây vẫn là giải pháp được nhiều khách hàng tin chọn.

Niềng răng khớp cắn sâu có gây đau nhức không?

Niềng răng là biện pháp sử dụng khí cụ nha khoa để chỉnh răng về đúng vị trí. Vì vậy, trong quá trình siết dây cung để dịch chuyển răng, người đeo niềng sẽ có cảm giác hơi đau nhức và khó chịu.

Trong 1 – 2 tuần đầu khi niềng, bạn có thể chưa quen với lực kéo của dây cung nên có thể bị đau, ê ẩm và có cảm giác vướng víu khi ăn nhai và giao tiếp. Bên cạnh đó, tùy vào cơ địa và độ nhạy cảm của răng mà thời gian đau nhức có thể khác nhau ở mỗi người.

Niềng răng khớp cắn sâu có thể bị đau nhức 1 - 2 tuần đầu Niềng răng khớp cắn sâu có thể bị đau nhức 1 – 2 tuần đầu

Bác sĩ nha khoa có thể chỉ định một số loại thuốc giảm đau để giảm tình trạng này. Nếu tình trạng đau nhức kéo dài hoặc gặp phải các vấn đề như xước, rách do mắc cài, khách hàng cần đến nha khoa để được khắc phục kịp thời.

Niềng răng khớp cắn sâu bao lâu mới hiệu quả?

Chỉnh nha niềng răng khá phức tạp và đòi hỏi một quá trình dài để điều trị. Thông thường, thời gian niềng răng kéo dài từ 6 tháng đến 1,5 năm. Đối với các trường hợp phức tạp như khớp cắn quá sâu, lệch lạc nhiều, quá trình này có thể kéo dài từ 2 – 3 năm.

Hiện nay, kỹ thuật chỉnh nha niềng răng ngày càng hiện đại. Nhờ đó, thời gian niềng răng ngày được rút ngắn nhưng vẫn đảm bảo đem lại hiệu quả cao. 

Hình ảnh trước và sau khi niềng răng khớp cắn sâu Hình ảnh trước và sau khi niềng răng khớp cắn sâu

Khớp cắn sâu niềng răng bao lâu mới đạt hiệu quả còn phụ thuộc vào mức độ lệch lạc của răng, loại mắc cài sử dụng. Bên cạnh đó, tay nghề của bác sĩ cũng ảnh hưởng nhiều đến mức độ hiệu quả của quá trình niềng răng.

Nên niềng răng khớp cắn sâu ở đâu?

Là địa chỉ nha khoa chất lượng hàng đầu tại Đà Nẵng, Nha khoa Đại Nam Sài Gòn đã điều trị thành công cho hàng ngàn ca khớp cắn sâu cho khách hàng trong và ngoài nước.

Đại Nam Sài Gòn là nha khoa đi đầu về chất lượng dịch vụ niềng răng. Toàn bộ quy trình chỉnh nha niềng răng đều rõ ràng, chuẩn xác với sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại và công nghệ tiên tiến. 

Khách hàng niềng răng tại Nha khoa Đại Nam Sài Gòn Khách hàng niềng răng tại Nha khoa Đại Nam Sài Gòn

Đội ngũ y bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn và dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực. Tại đây, khách hàng sẽ được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Là nha khoa có hơn 20 năm kinh nghiệm cùng hệ thống gồm hơn 30 chi nhánh trên toàn quốc. Nha khoa Đại Nam Sài Gòn luôn mang đến sự thoải mái, an tâm cho quý khách hàng. 

Niềng răng khớp cắn sâu là giải pháp tối ưu để khắc phục thẩm mỹ và ngăn chặn những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng. Để có được lộ trình điều trị phù hợp và an toàn, bạn nên đến nha khoa uy tín để được thăm khám.

Liên hệ với Nha khoa Đại Nam Sài Gòn qua hotline 0964 444 999 để được tư vấn và hỗ trợ.

TRUNG TÂM NHA KHOA ĐẠI NAM SÀI GÒN
  • Nha khoa uy tín Số 1 Đà Nẵng
  • 328 Ông Ích Khiêm, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng
  • Hotline: +84 964 444 999
  • Giờ làm: T2-T7: 7h30 – 19h30, CN: 7h30 – 17h30
  • Email: info@benhviendainam.vn
  • Xem thêm 32 chi nhánh tại đây..
0 0 vote
Article Rating
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x