RĂNG HÀM BỊ SÂU LUNG LAY, NÊN NHỔ HAY KHÔNG?

Răng hàm là răng có chức năng ăn nhai chính trên cung hàm, vậy nên khi răng hàm bị sâu đã khiến nhiều người trở nên rất lo lắng. Có nên nhổ răng hàm bị sâu lung lay không? Hãy cùng Nha khoa Đại Nam Sài Gòn tìm hiểu trong bài viết này.

Tìm hiểu về răng hàm

Răng hàm (hay còn gọi là răng cối) là nhóm răng có số lượng nhiều nhất trên cung hàm. Một người trưởng thành thường sẽ có tổng cộng 20 chiếc răng hàm, bao gồm răng hàm nhỏ và răng hàm lớn. 

Cấu tạo của răng hàm gồm hai phần: phần thân và phần chân răng. Phần thân răng là phần chúng ta có thể quan sát được, còn phần chân răng nằm sâu dưới lợi và gắn chặt vào xương hàm.

Răng hàm nằm từ vị trí răng số 4 đến răng số 8 trên cung hàm Răng hàm nằm từ vị trí răng số 4 đến răng số 8 trên cung hàm

Răng hàm nhỏ

Răng hàm nhỏ mọc ở vị trí số 4 và số 5 ở mỗi góc hàm, nằm giữa răng nanh và răng hàm lớn. Đây là những chiếc răng được mọc lên để thay thế cho những chiếc răng sữa đã mất đi. 

Răng hàm nhỏ mặt ngoài khá giống răng nanh, tuy nhiên kích thước thân răng lớn hơn. Chúng hỗ trợ răng nanh và răng hàm khác thực hiện chức năng ăn nhai và cắn xé thức ăn.

Răng hàm lớn

Răng hàm lớn mọc ở vị trí số 6, 7 và 8 ở mỗi góc hàm. Thông thường, ở người trưởng thành thông thường sẽ có tổng 12 chiếc răng hàm lớn (một vài trường hợp ít hơn do không mọc đủ 4 chiếc răng số 8). 

Chúng giữ vai trò quan trọng trong việc nhai và nghiền nát thức ăn. Với vị trí nằm sâu trong cùng và kích thước lớn, răng hàm lớn là răng khỏe nhất trên cung hàm. 

Răng hàm lớn đảm nhận vai trò ăn nhai chính Răng hàm lớn đảm nhận vai trò ăn nhai chính

Đặc biệt, với răng hàm ở vị trí số 6 và số 7 là hai vị trí răng quan trọng cần hết sức quan tâm. Vì đây là những răng vĩnh viễn không trải qua quá trình thay răng sữa, do đó nếu những răng này mất đi sẽ không thể mọc lại được.

Nguyên nhân khiến răng hàm bị sâu lung lay

Nguyên nhân chính của tình trạng răng hàm bị sâu lung lay là do vi khuẩn xâm nhập và tấn công mạnh mẽ vào chân răng. Chân răng bị phá hủy và khiến răng không còn bám chắc ở xương hàm và nướu được nữa.

Theo các bác sĩ tại Nha khoa Đại Nam Sài Gòn, răng hàm bị sâu xuất phát từ việc không chăm sóc răng miệng đầy đủ và hiệu quả. Điều này dẫn đến việc vi khuẩn tích tụ trên bề mặt răng, tạo ra các mảng bám và gây sâu răng.

Răng bị sâu ảnRăng hàm bị sâu lung lay  hưởng đến tủy  Răng hàm bị sâu lung lay 

Một số tác nhân khiến răng hàm bị sâu lung lay bao gồm:

  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Không chải răng và sử dụng chỉ nha khoa thường xuyên, không đến nha sĩ để vệ sinh răng miệng định kỳ đã làm tăng nguy cơ bị sâu răng.
  • Chế độ ăn uống không tốt: Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt làm tăng nguy cơ gây sâu răng.
  • Thuốc lá và sử dụng thuốc lá nhai: Nicotine trong thuốc lá có thể làm giảm lưu lượng máu đến nướu – một yếu tố quan trọng để giữ cho răng khỏe mạnh.

Răng hàm bị sâu lung lay gây ảnh hưởng thế nào? 

Đa số mọi người sẽ chủ quan khi tình trạng răng sâu chưa nặng, chỉ đến khi bị đau nhức kéo dài thì mới tìm cách để điều trị chúng. Tuy nhiên, răng bị sâu lung lay sẽ khó hồi phục lại. 

Dưới đây là một số ảnh hưởng có thể xảy ra do sâu răng hàm:

Gây viêm tủy răng và áp xe xương ổ răng

Đây là một trong những tác hại do sâu răng hàm lung lay gây ra cho người bệnh. Khi bị sâu răng quá nặng, vi khuẩn lây lan cả vùng xương hàm gây nhiễm trùng và dẫn đến áp xe.

Tình trạng áp xe chân răng Tình trạng áp xe chân răng

Bên cạnh đó, khi sâu răng nặng thì tủy răng cũng bị tổn thương gây viêm tủy. Tình trạng này không chỉ gây hại đến sức khỏe răng miệng mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của người bệnh.

Việc ăn nhai thức ăn trở nên khó khăn hơn

Khi răng bị sâu lung lay, quá trình ăn nhai thức ăn sẽ bị cản trở và suy giảm đáng kể. Khi nhai thức ăn sẽ gây tác động đến chiếc răng bị lung lay, khiến bạn càng đau nhức dữ dội và khó chịu.

Răng hàm bị sâu lung lay có nên nhổ không?

Nhiều người băn khoăn rằng răng hàm bị sâu lung lay có nên nhổ không, vì lo sợ rằng nhổ răng hàm sẽ gây nguy hiểm. Việc nhổ răng hàm sâu còn phụ thuộc vào tình trạng hiện tại của răng.

Tuy nhiên, theo nguyên tắc của nha khoa thì việc bảo tồn răng là điều quan trọng. Nếu không còn giải pháp nào để điều trị răng sâu thì nhổ răng là phương án cuối cùng.

Nhổ răng sâu để ngăn những ảnh hưởng không mong muốn Nhổ răng sâu để ngăn những ảnh hưởng không mong muốn

Trường hợp răng hàm bị sâu lung lay vẫn có thể giữ lại 

Đối với trường hợp răng hàm bị sâu ở mức độ nhẹ, mới bị lung lay cũng như tỷ lệ mô răng bị phá hủy không lớn thì không nhất thiết phải nhổ bỏ. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn phương pháp hàn trám hoặc bọc răng sứ cho răng.

Nếu người bệnh bị viêm tủy, bác sĩ sẽ thực hiện chữa tủy răng trước để ngăn vi khuẩn lây lan và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. 

Trường hợp răng hàm bị sâu lung lay không thể giữ lại

Với tình trạng răng sâu lung lay nặng và ăn vào chân răng thì cần phải nhổ bỏ vì chân răng đã rất yếu, không thể trụ vững được nữa. 

Bạn không cần quá lo lắng sau khi nhổ bỏ răng, vì hoàn toàn có thể phục hình răng đã mất bằng phương pháp cầu răng sứ hoặc trồng răng Implant.

Giải pháp phòng ngừa răng hàm bị sâu lung lay

Răng hàm bị sâu lung lay ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe mà còn tác động đến tâm lý của người bệnh. Chính vì vậy, hãy chủ động phòng ngừa tình trạng này xảy ra.

Chăm sóc răng miệng để ngăn ngừa sâu răng Chăm sóc răng miệng để ngăn ngừa sâu răng

  • Chăm sóc răng miệng khoa học: Vệ sinh răng miệng bằng cách chải đều đặn 2 lần/ngày (sáng và tối). Sử dụng bàn chải có đầu lông mềm và thay bàn chải định kỳ 3 tháng.
  • Ăn uống khoa học: Duy trì chế độ ăn uống khoa học, hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường. Tăng cường rau xanh, trái cây và thực phẩm chứa kẽm, canxi,… giúp răng chắc khỏe. 
  • Thăm khám nha khoa định kỳ: Cần thăm khám thường xuyên 6 tháng/lận tại nha khoa uy tín để phát hiện và xử lý kịp thời bệnh sâu răng. Tránh để sâu răng tiến triển nặng, khiến răng bị lung lay và khó chữa trị.
  • Kết hợp các phương pháp khác: Trong kẹo cao su chứa xylitol, giúp kích thích nước bọt, nâng cao độ pH của mảng bám và giảm S.mutans. Do đó, nhai kẹo cao su không đường sau bữa ăn giúp giảm nguy cơ sâu răng.

Nha khoa Đại Nam Sài Gòn – địa chỉ nha khoa uy tín

Việc chữa trị răng hàm bị sâu lung lay là vô cùng cần thiết. Hiện nay, có nhiều phương pháp để điều trị tình trạng này. Tuy nhiên phải đòi hỏi phải có sự cẩn thận cao trong khi thực hiện. 

Các bác sĩ tại Nha khoa Đại Nam Sài Gòn giỏi chuyên môn Các bác sĩ tại Nha khoa Đại Nam Sài Gòn giỏi chuyên môn

Nha khoa Đại Nam Sài Gòn là cơ sở nha khoa uy tín tại Đà Nẵng. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực, tại đây đã điều trị thành công cho nhiều khách hàng trong nước và Việt kiều.

Các kỹ thuật điều trị răng sâu đều là những kỹ thuật đảm bảo theo tiêu chuẩn châu Âu. Đồng thời, cùng sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị hiện đại giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao.

Để răng hàm bị sâu lung lay không còn là nỗi lo, hãy đến cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời. Liên hệ với Nha khoa Đại Nam Sài Gòn qua hotline 0964 444 999 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

TRUNG TÂM NHA KHOA ĐẠI NAM SÀI GÒN
  • Nha khoa uy tín Số 1 Đà Nẵng
  • 328 Ông Ích Khiêm, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng
  • Hotline: +84 964 444 999
  • Giờ làm: T2-T7: 7h30 – 19h30, CN: 7h30 – 17h30
  • Email: info@benhviendainam.vn
  • Xem thêm 32 chi nhánh tại đây..
0 0 vote
Article Rating
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x